Vỏ bưởi:
Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong Đông y, vỏ bưởi có vị đắng, cay, không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hòa huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng. Vỏ bưởi giúp dễ tiêu, lợi tiểu, long đờm, chống ho. Loại vỏ này cũng chứa rất nhiều tinh dầu, có tính chống oxy hóa cao. Hoạt chất tinh dầu trong vỏ bưởi còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ. Bạn có thể sử dụng vỏ bưởi để chữa những bệnh sau:
-Trị phù thũng: Vỏ một quả bưởi đào, mộc thông 30g, bồ hóng 30g, diêm tiêu 12g, cỏ bấc 8g. Sắc lấy nước uống ngày 2 lần, vào những lúc đói.
– Sản giật bị phù thũng: Vỏ bưởi khô, ích mẫu tán nhỏ, mỗi lần uống lấy mỗi loại 8g hòa với rượu trắng, uống vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20g để sắc uống sẽ khỏi bệnh.
– Ho có nhiều đờm: Vỏ bưởi 10g, thêm chút đường kính, sau đó pha uống dần trong ngày.
Vỏ bưởi có vị đắng, cay, không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hòa huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.
– Trị hen: Vỏ bưởi từ quả bưởi khoảng 1kg, bách hợp một miếng, vỏ hành khô 120g, đường kính 120g, nấu thành nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày. Làm như vậy liên tục trong 9 ngày.
– Trẻ nhỏ bị ho: Vỏ bưởi 6g, lá ngải cứu 6g, cam thảo 3g, đem sắc lấy nước uống trong ngày.
– Chữa vàng da: Vỏ bưởi sao cháy đen, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, sau bữa ăn, mỗi lần uống 5-10g.
– Hỗ trợ bệnh nhân bị gai cột sống: Vỏ bưởi khô 1 quả, chanh phơi khô đã bỏ hạt 1kg, ngải cứu phơi khô 200g, rượu trắng 2 lít, đường phèn 200g. Tất cả nguyên liệu trên cho vào sao vàng, đổ ra đất cho nguội, sau đó đổ rượu vào ngâm. Mỗi ngày, bệnh nhân gai đôi cột sống uống một cốc rượu này sẽ thấy giảm đau, dễ vận động hơn.
Lá bưởi
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, trong Đông y, lá bưởi có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, trừ đờm, tiêu trừ hoạt huyết, tiêu sưng. Lá bưởi già còn có thể chữa cảm sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi liên tục, chán ăn, chân sưng đau, cảm giác tê bại chân tay.
Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn có thể hái lá bưởi sau đó đem đun sôi, uống và tiến hành xông hơi, hoặc ngâm chân, tay vào nước, lá sát vào chân sẽ giúp giảm những cơn đau, sưng, tê buốt. Lá bưởi non còn được dùng để nắn, xoa bóp chỗ đau cho tan ứ trong các trường hợp bong gân, bầm tím, sai khớp…
Lá bưởi có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, tán khí, thông kinh lạc, trừ đờm
Ngoài ra, bị đau bụng, bạn cũng có thể sử dụng lá bưởi giã nát, nướng chín, sau đó buộc xung quanh rốn sẽ đánh bay cơn đau bụng. Bạn cũng có thể sử dụng lá bưởi để chữa những bệnh sau:
– Đau đầu: Lá bưởi, hành củ, mỗi loại có liều lượng bằng nhau đem giã nát, đắp lên 2 thái dương rồi dùng băng dính cố định lại sẽ giúp giảm đau đầu hiệu quả.
– Chữa sưng vú mới phát: Lá bưởi 4-7 chiếc, thanh bì 20g, bồ công anh 30g, đem sắc lấy nước uống.
– Đau nhức xương khớp: Lá bưởi 5 chiếc, gừng tươi 4 lát, tất cả đem giã nát, trộn với dầu trẩu, sau đó đắp vào những chỗ đau nhức và dùng băng cố định lại.
Hạt bưởi
Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong hạt bưởi có chứa chất pectin giúp giảm hấp thu cholesterol và lipid, cầm máu, chống táo bón, giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Dịch thu được từ hạt bưởi cũng rất tốt cho bệnh nhân tim mạch. Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần uống 20-30ml dịch hạt bưởi sẽ giúp đẩy lùi những chứng bệnh trên. Dưới đây là một số bài thuốc từ hạt bưởi được vị lương y này chia sẻ:
Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong hạt bưởi có chứa chất pectin giúp giảm hấp thu cholesterol và lipid.
– Bạch hầu: Lấy 3 hạt bưởi đã phơi khô, đun lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp trị được bệnh bạch hầu.
– Trẻ em bị chốc đầu: Hạt bưởi bóc vỏ cứng, đốt thành than, sau đó nghiền nhỏ và rắc lên khu vực bị chốc đầu mỗi ngày 1-2 lần, trong vòng 6 ngày.
– Viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Hạt bưởi 100g, rửa sạch, cho vào cốc to, đổ thêm 200ml nước sôi, đậy kín trong vòng 2-3h. Sau đó gạn lấy nước uống sau bữa ăn 2h. Uống hàng ngày cho đến khi hết đau.
Ngoài ra, ăn bưởi cũng rất hữu ích để giảm cân, giảm đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch…
Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý người suy nhiệt do can quả nhiệt không nên dùng các loại thuốc từ bưởi. Bệnh nhân đang uống thuốc ngoài không nên ăn bưởi hoặc dùng kèm các vị thuốc có các thành phần của bưởi đi kèm. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc tây mà còn gây nguy hiểm cho người sử dụng.