ỨNG DỤNG CỦA GỪNG TRONG CUỘC SỐNG

          Cùng với bạch đậu khấu và nghệ tây, gừng là một loại cây nhiệt đới thuộc họ Zingiberaceae. Cây gừng có xuất xứ từ Đông Nam Á, Trung Quốc, và Tây Ấn. Cây gừng đã được con người ưa chuộng từ hàng trăm năm về trước và hiện nay, được trồng và canh tác tại châu Phi, Nam Mỹ, Mã-Lai, các nước vùng Caribean, Nê-pan, Nhật Bản,…

          Có hơn 1000 loại gừng trong họ Zingiberaceae. Gừng tỏa hương từ mọi bộ phận của cây, nhưng chủ yếu chỉ sử dụng phần rễ cây. Rễ gừng có rất nhiều công dụng trong: thẩm mỹ, nước hoa, thuốc, ẩm thực. Hoa gừng có màu đỏ hoặc mọc thành những chùm nụ hoa màu hồng và thường được dùng trong trang trí hoa và thiết kế cây cảnh nhờ vào màu sắc tươi tắn và các cành hoa chắc và lâu tàn.

          Trong ẩm thực, gừng được dùng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và rượu. Gừng còn được dùng để làm bánh, nấu canh và pha trà.  Trà gừng có công dụng thanh lọc cơ thể. Trong ẩm thực phương tây, gừng được dùng để làm các món ngọt như sô-đa gừng, bánh mì gừng, bánh quy gừng,….

          Bánh mì gừng phổ biến nhất ở châu Âu thực chất là bánh quy có gia vị gừng. Lịch sử về bánh mì gừng xuất phát từ thế kỷ thứ 9 khi con người lúc ấy thêm vào bánh mỳ mật ong, quả hạch, nho khô, thảo dược, quả mọng và các loại rễ ăn được thay cho gia vị. Sau đó các loại gia vị phương đông đã được khám phá ra và đã thay đổi công thức làm bánh cũng như hương vị của nó. Tiêu đen, gừng, đinh hương, cây hồi, bạc hà, nhục đậu khấu, chanh và vani đã thay đổi hương vị bánh mỳ gừng mãi mãi.

          Tuy được gọi là bánh mì gừng, nhưng gừng không phải là nguyên liệu chính của món ăn này. Bánh mềm, có vị cay the và rất ngon miệng, thích hợp với những lúc uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng cũng như một ly sữa vào buổi tối.

          Ấn độ, Pakistan, Ne-pan, và Bangladesh dùng gừng tươi làm một trong những nguyên liệu chính để nêm nếm trà và cà phê, đặc biệt là vào mùa đông. Gừng ở dạng bột, cắt lát rễ nghiền được dùng trong chế biến thực phẩm. Gừng còn được dùng làm kẹo và ngâm dấm.

          Ở Burma, gừng được sử dụng trong nấu ăn và làm nguyên liệu chính trong thuốc y học cổ truyền. Gừng được ăn chung với các món salad, bao gồm, gừng thái mỏng được ngâm trong dầu và nhiều loại quả hạch và hạt. Ở Indonesia, một loại nước giải khát được làm từ gừng và đường thốt nốt. Ở Mã-Lai, Phillippines và Trung Quốc, gừng được dùng trong nhiều món ăn, đặc biệt là canh và trà. Ở Việt Nam, Lá gừng tươi được cắt mỏng và được cho vào thức ăn để tăng thêm mùi vị.

          Ở Nhật Bản, gừng được đem đi ngâm giấm hoặc dùng làm kẹo. Trong loại kimchi truyền thống của Hàn Quốc, gừng được thái nhỏ và cho vào cùng với các loại gia vị cay khác trước khi đem đi ủ lên men. Ở Caribbean gừng là một loại nguyên liệu phổ biến trong đồ ăn và thức uống. Người Jamaica pha trà gừng từ gừng tươi, và chúng cũng được dùng làm các món đặc sản như bánh nướng gừng và bia gừng. Trà gừng được xem như một liều thuốc dân gian để chữa cảm. Sô-đa gừng và bia gừng cũng được dùng làm thuốc chữa đầy hơi ở các nước chuyên sản xuất nước giải khát. Nước gừng được dùng để tránh cho giật cơ do thời tiết nóng ở Mỹ.

          Gừng còn có khả năng kháng khuẩn mạnh và được dùng trong nhiều nước nhằm phòng và chữa bệnh cảm cúm và tăng cường hệ miễn dịch.

          Gừng tươi, phơi khô hoặc nghiền bột được dùng qua hàng ngàn năm chữa chứng buồn nôn và củng cố hệ tuần hoàn. Về khía cạnh nước hoa. Hương thơm có chút hương đắng, tươi, ấm,… Thành phần hoạt tính của dầu gừng là Curcumene, alpha-zingiberene, citral và geraniol. Hương thơm này kết hợp rất tốt với hoa nhài, tinh dầu hoa cam, hoa oải hương, bạc hà, hoa hồng, cam bergamot, húng quế, hoắc hương, cây bách xù và sả chanh.

Bình luận của bạn